STT |
Tên hiện vật, nhóm hiện vật |
Niên đại |
Địa điểm lưu giữ |
Số Quyết định, ngày tháng |
1 |
Trống đồng Hữu Chung |
Văn hóa Đông Sơn |
Bảo tàng tỉnh Hải Dương, số 11 đường Hồng Quang, thành phố Hải Dương |
53/QĐ-TTg ngày 14/01/2015
|
2 |
Bia Thanh Hư Động |
Niên hiệu Long Khánh (1372-1377) thời Trần Duệ Tông |
Chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh |
2382/QĐ-TTg ngày 25/12/2015
|
3 |
Cửu phẩm liên hoa chùa Giám |
Thế kỳ XVII |
Chùa Giám, xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng |
2382/QĐ-TTg ngày 25/12/2015
|
4 |
Bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi |
Năm 1362 đời vua Trần Dụ Tông |
Chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh |
2469/QĐ-TTg ngày 22/12/2016
|
5 |
Cửu phẩm liên hoa chùa Động Ngọ |
Năm 1692 đời vua Lê Hy Tông |
Chùa Động Ngọ, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương |
2469/QĐ-TTg ngày 22/12/2016
|
6 |
Hệ thống bia ma nhai động Kính Chủ |
Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX |
Động Kính Chủ, phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn |
2089/QĐ-TTg ngày 25/12/2017
|
7 |
Bia Côn Sơn Tư Phúc tự bi |
Năm 1607 niên hiệu Hoằng Định thứ 8 |
Chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh |
2089/QĐ-TTg ngày 25/12/2017
|
8 |
Bia Sùng Thiên tự bi |
Niên hiệu Khai Hựu thứ 3 đời Trần, năm 1331 |
Chùa Dâu, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc |
1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018
|
Trống đồng Hữu Chung được phát hiện tại thôn Hữu Chung, xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, có niên đại cách đây 2300 - 2100 năm. Trống có kích thước đường kính mặt: 91.5 cm, đường kính chân: 97.7 cm, cao 70cm. Trống gồm 3 phần: tang trống là bộ phận khuếch đại âm thanh, thân trống có chức năng nắn âm thanh, thân trống nở choãi hình nón cụt để âm thanh của trống thoát ra và lan tỏa nhanh chóng và không trang trí hoa văn. Trống đồng Hữu Chung đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia
Bia Thanh Hư Động được tạo tác vào niên hiệu Long Khánh (1372 - 1377) thời Trần. Là hiện vật độc bản, lưu ngự bút của vua Trần Duệ Tông thể hiện trên 3 chữ Hán Thanh Hư Động. Trên trán bia đề 4 chữ Long Khánh Ngự Thư theo kiểu Triện thư. Mặt sau bia là bài ký Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi được thể hiện theo kiểu Chân thư. Bia đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia, hiện đang lưu giữ tại di tích Quốc gia đặc biệt chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Cửu phẩm liên hoa tại di tích Quốc gia đặc biệt chùa Giám, xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Cửu phẩm liên hoa chùa Giám có niên đại thế kỷ XVII, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia
Bia “Thanh Mai viên thông tháp bi” tại chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh.
Cửu phẩm liên hoa chùa Động Ngọ, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương. Cửu Phẩm liên hoa chùa Động Ngọ, chất liệu gỗ, niên đại thế kỷ XVII, đã đượcThủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia
Hệ thống bia Ma nhai (bia khắc trên vách đá) tại di tích Quốc gia đặc biệt động Kính Chủ, phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (gồm tổng số 47 văn bia, có niên đại từ thế kỷ XIV - XX, đã được công nhận Bảo vật quốc gia)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Văn bia Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi ngày 15/02/1965 tại khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Bia Sùng Thiên tự bi, niên hiệu Khai Hựu thứ 3 đời Trần (năm 1331), là Bảo vật Quốc gia đang được lưu giữ tại chùa Dâu, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở VHTTDL